Đánh giá Tụng_Tây_Hồ_phú

Cuốn "Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến" viết: "Có thể nói, trước và sau Nguyễn Huy Lượng, chưa hề có một tác phẩm nào viết về non sông đất nước Thăng Long Hà Nội hay đến thế, đẹp đến thế. Chỉ với một danh tác ấy cũng đủ xếp Nguyễn Huy Lượng vào hàng những văn nghệ sĩ tài hoa bậc nhất Thăng Long. Áng văn Nôm trác tuyệt tân kỳ, dân Hà thành hồi ấy gọi là "Phú ông Lựợng" trong khi đổ xô đi tìm mua bản chép tay này… Người ta mua giấy mực về chép lại khiến cho giá giấy phường Hàng Giấy, Hàng Gai vọt hẳn lên."[4]

Tụng Tây Hồ phú, một áng văn khiến người đọc say mê, rù rì đọc từng chữ từng câu. Cái dư âm của nó quấn quýt mãi không rời. Những từ láy lần đầu phát ra từ bài văn Nguyễn Huy Lượng và chẳng bao giờ lặp lại nữa. Nghĩ đến văn chương vùng đất Thăng Long, người ta nhớ ngay đến bài văn ấy, tác giả ấy. Thạc sĩ Phùng Hoài Ngọc nhận xét.

Ngay cả đến Phạm Thái người đã làm bài phú mang tên Chiến tụng Tây Hồ phú để đối lại bài Phú này của Nguyễn Huy Lượng cũng phải công nhận đây là một bài phú rất hay qua chính lời dẫn của ông ta: Ta thấy ban đầu thoạt đọc, ông cũng lấy làm hay, hỏi ngay: "Ai làm bài ấy mà hay thế?"..."Bạn rằng: Chương Lĩnh hầu Hữu hộ Lượng làm" thì ông thay đổi thái độ: "Ta rằng: Chao ôi! Hữu hộ Lượng à! Xưa hắn làm tôi triều Lê, nay ra làm nguỵ lại còn tụng Tây Hồ mà chẳng thẹn mặt... Nay nhân bỉ kẻ làm bài tụng, ta cũng làm bài Chiến tụng để góp chút trò cười với đời"[5]